Chia sẻ cách luộc cua biển ngon nhất và dễ làm nhất

cách luộc cua biển ngon

Từ rất lâu rồi thì con cua biển đã là một trong những món ăn ngon được đông đảo nhiều người ưa chuộng ưa thích nhờ vào độ ngọt thịt của con cua cũng như những dinh dưỡng mà thịt cua mang lại.

Tuy nhiên thì dù bạn là một người giỏi trong việc nấu nướng nhưng việc luộc một cua biển như thế nào mới hấp dẫn, mới ngon, không bị gãy càng luôn là đề tài được bàn luận rất nhiều trên cộng đồng mạng. Vậy cách luộc cua biển ngon nhất và dễ nhất, đúng cách nhất là như thế nào thì mời các bạn cùng tham khảo những bí quyết này nhé.

Nguyên nhân khiến cua biển bị rụng càng sau khi luộc

Nguyên nhân khiến cua biển bị rụng càng sau khi luộc

Có rất nhiều bạn sau khi luộc cua biển xong thì thấy con cua bị rụng càng và thậm chí còn có mùi tanh nhưng không biết nguyên nhân lí do vì sao bị như vậy. Cách hấp cua không bị tanh đó chính là bạn cần luộc cua với gừng hoặc sả để vị tanh của cua bị những nguyên liệu này lấn át, hương thơm của gừng, sả sẽ giúp cho món cua luộc được ngon hơn.

Còn để luộc cua không gãy càng thì trước khi luộc bạn hãy gây tê cho con cua bằng cách thêm một vài viên đá lạnh vào nước ngâm cua để cua không còn cử động được nữa. Chính sự giãy giụa, cử động của con cua trong nồi luộc đã dẫn đến tình trạng cua luộc xong bị gãy càng.

Làm sao để chọn được cua tươi ngon nhất

Một trong những cách luộc cua biển ngon nữa mà bạn cần quan tâm đó là chọn lựa nguyên liệu tươi ngon trước khi chế biến. Để có thể chọn được những con cua biển tươi ngon chắc thịt không phải chuyện đơn giản, để vuahaisan.vn mách nhỏ bạn những bí quyết này nhé:

+ Nhìn thật kĩ màu sắc giữa càng cua và mai cua, nếu như bạn thấy càng cua có màu đậm và gần giống với màu của mai cua thì đó là con cua tươi ngon.

+ Để ý phần da ở trên càng của con cua xem có màu như thế nào, nếu nó có màu hồng đậm hoặc màu đỏ thì chắc chắn đó là con cua có nhiều thịt, cua mới, cua tươi. Ngược lại là cua kém chất lượng, thịt không tươi ngon.

Làm sao để chọn được cua tươi ngon nhất

+ Quan sát thật kĩ màu sắc của yếm cua. Nếu như yếm cua bóng láng và có màu nâu sẫm thì đó là những con cua khỏe, không có bị bệnh. Còn ngược lại thì đó là những con cua non, chưa đủ ngày tuổi, thịt sẽ không chắc. Bạn cũng có thể áp dụng những bí quyết này để có thể chọn mua cua đá biển nhé.

+ Nếu có thể thì bạn hãy bóp mạnh vào yếm cua để cảm nhận sự cứng cáp của con cua. Nếu bạn cảm thấy mềm thì loại chú cua đó ngay lập tức nhé vì nó đã bị mọng nước, ít thịt. Ngược lại nếu yếm cua cứng cáp thì đó chính là chú cua biển mà bạn cần mua. Đối với cua đỏ thì bạn cũng có thể áp dụng bí quyết này để chọn mua nhé.

+ Một đặc điểm quan trọng nữa để bạn có thể chọn được cua biển ngon đó là xem hình dạng gai ở trên mai của con cua. Thông thường con cua biển ngon và tươi thì sẽ có gai dài, to và cứng.

Cách luộc cua biển ngon tại nhà?

Sau khi bạn chọn được những con cua biển tươi ngon nhất rồi thì chúng ta bắt đầu vào cách luộc cua biển ngon nhất cho cả gia đình thôi nào. Chắc chắn với những bí quyết mà vuahaisan.vn chia sẻ thì bạn sẽ có được một món cua biển luộc ngon tuyệt lun.

Bước 1: Gây tê cho con cua để dễ dàng sơ chế

Gây tê cho con cua để dễ dàng sơ chế

Để có thể dễ dàng làm sạch con cua biển cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì các bạn cần phải làm sạch con cua. Như bạn đã biết thì con cua có thể sẽ kẹp bạn khi chúng còn sống nên chính vì vậy bạn cần phải gây tê để có thể dễ dàng sơ chế.

Bạn có thể dùng vật nhọn hoặc dao để đâm vào tim cua để cua chết nhanh chóng. Tim của cua nằm ở ngay trên đỉnh của cái yếm và đây cũng chính là cách chọc mặt cua để cua không thể gây nguy hiểm cho bạn được. Hoặc bạn có thể gây tê những chú cua bằng cách cho cua vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 5 phút hoặc ngâm cua trong nước đá khoảng 10 phút.

Lưu ý bạn không được ngâm cua trong nước lạnh quá lâu hoặc để trong ngăn đá quá lâu vì sẽ làm giảm đi độ tươi ngon, chất lượng của thịt cua.

Bước 2: Tiến hành sơ chế làm sạch con cua biển

Tiến hành sơ chế làm sạch con cua biển

Sau khi bạn nhìn thấy con cua đã không còn cử động thì hãy tiến hành tháo bỏ dây cột càng và dùng bàn chải đánh răng để chà sạch tất cả những bộ phận của con cua biển. Lưu ý không chỉ luộc cua biển mà bạn luộc cua đồng, luộc cua đỏ, luộc cua đá thì bạn cũng cần làm sạch cua để đảm bảo món ăn được ngon nhất nhé.

Bước 3: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu luộc cua

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu luộc cua

Đây chính là một trong những cách luộc cua biển ngon mà rất ít chị em khi luộc cua bỏ qua. Để cua không bị tanh và thơm ngon thì bạn cần luộc cua chung với những nguyên liệu như sả, gừng, ớt. Bạn cần chuẩn bị khoảng 7-8 tép sả và gừng, 4-5 trái ớt, làm sạch và đập dập để những hương vị này át đi mùi tanh của cua biển.

Bước 4: Tiến hành luộc cua biển

cách luộc cua biển ngon

Đầu tiên để bỏ gừng và sả đã chuẩn bị trước đó vào dưới đáy nồi hấp, sau đó mới đặt những chú cua biển đã làm sạch lên trên. Sau đó bạn cho một ít nước lọc vào sao cho nước sấp sấp mặt cua, rồi thêm các gia vị như muối, hạt nêm để cua được ngon hơn.

Khi bạn nhìn thấy con cua biển đổi màu sắc thành màu đỏ là cua đã chín, Tuy nhiên bạn không được luộc cua quá lâu trong nồi vì như vậy sẽ làm thịt cua không được ngọt và những chiếc càng của con sẽ bị gãy hết.

Lưu ý cách luộc cua với bia cũng giống y như cách luộc cua biển nên bạn có thể áp dụng những bí quyết này nhé. Hoặc bạn cũng có thể chọn hấp cua cách thủy bằng cách đặt những chú cua biển lên vỉ để nước sôi xông lên làm cho con cua được chín dần dần từ từ.

Bước 5: Làm nước chấm để ăn kèm với cua luộc

Làm nước chấm để ăn kèm với cua luộc

Chắc chắn món cua biển luộc không thể thiếu món nước chấm ăn kèm vì có thêm nước chấm thì món cua biển luộc của bạn sẽ ngon hơn, đánh thức được vị giác hơn. Bạn cần chuẩn bị 2 muỗng tiêu đã xay nhuyễn, 4 muỗng muối nhuyễn, nửa trái chanh, 1 ít bột ngọt và 1 trái ớt.

Đầu tiên bạn trộn muối và tiêu vào chung với nhau rồi cho vào chảo nóng đảo đều khoảng 5 phút. Sau khi đủ 5 phút thì bạn vắt nửa trái chanh vào, thêm ít bột ngọt và ớt rồi trộn đều lên. Như vậy là bạn đã có một chén nước chấm ngon tuyệt vời để ăn kèm với cua biển luộc rồi. Khi hướng dẫn các bạn cách luộc cua cốm thì chúng tôi khuyên các bạn nên dùng tương ớt xanh thay vì muối tiêu ớt chanh vì tương ớt xanh sẽ phù hợp hơn với cua cốm.

Những vitamin nào có trong thịt cua biển

Không chỉ hướng dẫn cách luộc cua biển ngon mà vuahaisan.vn còn cung cấp cho bạn những thông tin cực kì hữu ích về những giá trị dinh dưỡng mà thịt cua biển mang lại cho cơ thể chúng ta. Trong cua biển có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như axit béo omega-3 giúp ngừa những bệnh suy giảm trí nhớ, giảm bệnh đau tim, trầm cảm lo âu…

+ Một chú cua biển khoảng 1kg có thể mang đến cho bạn 8% lượng kali và sắt trong một ngày giúp cho cơ thể bạn được trao đổi chất nhanh hơn.

+ So với những loại gia cầm, gia súc thì cua biển mang lại hàm lượng protein cao hơn rất nhiều giúp cơ thể bạn có thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn và tái tạo năng lượng tốt hơn.

Những vitamin nào có trong thịt cua biển

+ Thịt cua biển có nhiều vitamin B12 nên sẽ giúp cơ thể bạn ngăn ngừa được những loại bệnh như đau thắt ngực, đau tim, thiếu máu và thúc đẩy sản xuất hồng cầu nhiều hơn.

+ Cung cấp axit béo – omega 3 giúp cho cơ thể có thể lưu thông máu dễ dàng hơn, làm cho tiểu cầu không bị dính, ngăn chặn nguy cơ đột quỵ.

+ Thịt cua biển còn có selenium có thể loại bỏ được những chất gây ung thư có trong cơ thể như arsenic, cadmium, bạc, chì, thủy ngân. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt cua biển có thể đẩy nhanh việc loại bỏ những tế bào ung thư và ngăn các khối u phát triển.

Tại sao không nên ăn cua biển?

Khi mà chúng tôi hướng dẫn các bạn cách luộc cua biển ngon để các bạn thưởng thức và có được một bữa ăn đậm đà cho thành viên tuy nhiên các bạn lưu ý trong những trường hợp sau đây thì các bạn không được ăn cua biển.

+ Nếu như bạn có tiền sử dị ứng với hải sản, với tôm hùm, với ghẹ thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ dị ứng với cua biển. Bạn sẽ thấy trên cơ thể sẽ phát ban đỏ sau khi ăn cua biển hoặc nặng hơn là tử vong nếu như không kịp thời cấp cứu.

+ Trong thịt cua biển có một hàm lượng purin rất cao và rất tốt cho cơ thể con người nhưng nó cũng chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout ở người khiến cho bao người phải khổ sở.

Tại sao không nên ăn cua biển

+ Nếu như bạn đang bị bệnh đau dạ dày, tiêu chảy, cảm lạnh, sốt hoặc viêm túi mật, sỏi mật, loét tá tràng thì bạn không nên ăn cua biển luộc vì nó có thể làm cho bệnh của bạn nặng hơn.

+ Trong thịt cua còn có một hàm lượng cholesterol cao nên những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu sẽ không thích hợp để ăn món này.

+ Nếu như bạn mua cua về để vào trong tủ lạnh và bạn không chế biến đúng cách thì cũng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể nên tốt nhất bạn hãy tham khảo cách luộc cua đông lạnh để có được cách chế biến đúng cách nhất.

Trả lời một số câu hỏi khi luộc cua biển

1. Nên luộc cua trong bao lâu?

Khi hướng dẫn cách luộc cua biển ngon thì chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan đến thời gian luộc cua và luộc trong bao lâu thì đảm bảo cua được ngon nhất. Theo như kinh nghiệm và trải nghiệm của vuahaisan.vn thì bạn nên luộc cua trong khoảng 12 phút đến 15 phút để cua được ngọt thịt nhất.

2. Nên cho cua vào nồi nước nóng vào thời điểm nào?

Có nhiều bạn khi nước sôi mới cho vào nồi để luộc – đó là một cách luộc cua hoàn toàn không đúng. Bạn phải cho cua biển vào ngay từ ban đầu để cua được chín dần dần từ ngoài vào trong và ngọt thịt hơn. Và đây cũng là cách luộc cua không bị rụng càng để món cua biển của bạn nhìn đẹp hơn, bắt mắt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *