Cua ăn gì để sống? Cho cua ăn đúng cách để đạt năng suất tối đa

Cua ăn gì để sống

Bạn đang có ý tưởng nuôi cua thương phẩm hay đơn giản là muốn tìm hiểu loại cua bạn đang ăn được nuôi như thế nào và chúng ăn gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Vựa Hải Sản để biết được cua ăn gì để sống nhé!

Cua ăn gì để sống?

Hiểu được đặc tính của cua biển, cua đồng sẽ giúp bạn có được cách nuôi cua hợp lý, mang lại năng suất cao và lâu dài, đồng thời giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và bệnh tật trong quá trình nuôi cua.

Cua biển (cua cà mau) ăn gì? Cách cho cua biển ăn đúng kỹ thuật

Cua ăn gì để sống

Cua biển được phân bố nhiều ở vùng biển nước ta, trong đó số lượng nhiều nhất là cua xanh (tên khoa học là Scylla serrata/Forskal) hay còn có tên là cua sú, cua bể (cua Cà Mau). Đây là loài có kích thước tương đối lớn, mang lại giá trị kinh tế cao…

Ở môi trường tự nhiên, ấu trùng cua biển ăn những loài động vật phù du. Cua ăn gì để sống? Cua con và cua trưởng thành ăn rong, tảo, giáp xác hai mảnh vỏ, tôm, cá, ốc, tép tươi sống.

Để trưởng thành, cua cần trải qua rất nhiều lần lột xác, chính vì vậy chúng ưa sống ở vùng bán ngập có bờ để đào hang.

Cua biển (cua Cà Mau) nuôi thường được ăn ba khía, cá vụn, còng, đầu cá, trai, ốc, don, vắt, tôm, cáy… Và các loại thực vật bao gồm: rau, củ, bèo, khoai, sắn, bã đậu, cám gạo… hoặc giun.

Bên cạnh các loại thức ăn tự nhiên, người nuôi cua còn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp loại chìm (là thức ăn cho tôm có chất lượng) với hàm lượng đạm không quá 40%.

Cua biển là loài hung dữ, chúng sẵn sàng ăn thịt đồng loại khi bị đói. Chính vì vậy, khi nuôi cua phải đảm bảo nguồn thức ăn được cung cấp đầy đủ.

Cách chọn vị trí cho ăn

Cua cần được nuôi trong ao thoáng mát, cách xa chỗ đông đúc nhằm tạo không gian yên tĩnh.

Nên có sàng rải thức ăn cho cua đặt chìm bên dưới mặt nước. Thông qua các sàng ăn có thể theo dõi sức ăn, điều chỉnh mức ăn hợp lý.

Thời gian và khẩu phần ăn của cua

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của cua mà thời gian cho ăn và lượng ăn sẽ khác nhau.

Giai đoạn Tần suất cho ăn Giờ cho cua ăn Lượng thức ăn (đối với 5.000 cua giống) Lưu ý
Tháng thứ nhất (tính từ lúc thả giống) Ngày 4 lần – 6 giờ sáng

– 10 giờ trưa

– 5 giờ chiều

– 9 giờ đêm

– Tuần 1: 0,3 – 0,5 kg/ngày.

– Tuần 2: 0,5 – 1 kg/ngày.

– Tuần 3: 1 – 1,5 kg/ngày.

– Tuần 4: 1,5 – 2 kg/ngày.

Tăng gấp đôi lượng thức ăn khi cho cua ăn vào chiều tối.
Tháng thứ hai Ngày 3 lần – 6 giờ sáng

– 2 – 3 giờ chiều

– 7 giờ tối

Sau 15 ngày đến hết tháng nuôi thứ 2:  10 – 7%/ngày/ tổng đàn cua nuôi trong ao
Tháng thứ ba Ngày 3 lần – 6 giờ sáng

– 2 – 3 giờ chiều

– 7 giờ tối

7 – 3%/ngày/tổng đàn cua nuôi trong ao Cho cua ăn thêm thức ăn cá tạp 1 tuần/2 lần.

Lưu ý:

* Giai đoạn sau 15 ngày: 15 ngày/lần dùng chà hoặc rớ để kiểm tra cua, xác định tỷ lệ sống và trọng lượng đàn và cân đối lượng thức ăn cho phù hợp.

** Định kỳ 15 ngày ăn bổ sung thêm vitamin C với liều lượng 3 – 5 g/kg thức ăn để cho cua ăn liên tục trong 5 ngày nhằm tăng sức đề kháng. Vào những ngày nắng nóng nhiệt độ nước tăng cao cần bổ sung thêm vitamin C, khoáng và men tiêu hóa nhằm tăng cường sức đề kháng và ngừa bệnh cho cua.

Thao tác rải thức ăn

Thao tác rải thức ăn

Những lưu ý quan trọng trong kỹ thuật cho cua ăn gì để sống

Thứ nhất, cần đảm bảo thao tác cho ăn phải thật nhẹ nhàng, tránh làm ổn sẽ khiến cua hoảng loạn dẫn đến ăn kém hoặc bỏ ăn. Đối với thức ăn tươi sống cần được rửa sạch thức ăn trước khi cho cua ăn.

Thứ 2, rải thức ăn vào trong sàng ăn đã xác định trước. Chú ý rải thức ăn đều ra khắp hồ để cua khỏi không ăn tranh nhau.

Thứ 3, nên cho ăn từ từ, chờ cua ăn hết rồi rải tiếp. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với sức ăn của cua.

Thứ 4, Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau. Không nên chỉ cho ăn một thức ăn duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ.

Kiểm tra sức ăn của cua

Kiểm tra sức ăn của cua là bước quan trọng nhằm cung cấp cho cua một lượng thức ăn để đảm bảo năng suất tối đa.

Cua biển là loài rất phàm ăn và ăn nhanh, nên sau khi cho ăn khoảng 1 – 2 giờ, kiểm tra sàng ăn hoặc vị trí cho ăn xem có sử dụng hết thức ăn không để điều chỉnh lượng thức ăn.

Nếu sau 1 – 2 giờ sàng ăn không còn thức ăn thì bạn tăng thêm lượng thức ăn vào lần cho ăn kế tiếp. Nếu chưa hết cần phải giảm lượng thức ăn xuống.

Trong quá trình chăm sóc, khoảng 15 ngày một lần bạn bắt cua cân đo kiểm tra mức sinh trưởng của cua như: cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ, trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có dấu hiệu bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân cua ăn gì để sống và biện pháp xử lý.

Cách vệ sinh khu vực ăn của cua

Cần đảm bảo môi trường nước trong sạch khi nuôi cua, nhất là khi cua trưởng thành với số lượng dày đặc, lượng thức ăn ngày một tăng. Thay nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.

Nên thay từ 20-30% lượng nước trong ao mỗi ngày. Cách một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần. Nên lấy nước ở tầng dưới và tầng giữa, tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm.

Vào thời gian cuối của vụ, khi cho ăn thức ăn nhiều thì môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn. Vì vậy, khu vực ăn của cua cần được kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, cần phải tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao: cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối rữa đi.

Cua đồng ăn gì?

cua đồng

Loài cua ăn gì để sống? Cua đồng (hay cua sông, cua nước ngọt) thường trai, ốc, hến, cá tạp, giun cỡ nhỏ…. Tuy nhiên, cua đồng nui thường ăn mùn bã hữu cơ, cám rang, bột ngô, bột gạo, khô lạc…

Có thể thấy, so với cua biển thì việc nuôi cua đồng khá đơn giản và mức chi phí nuôi cua đồng khá là thấp và hợp lý. Vì vậy, nuôi cua đồng rất thích hợp với nhiều người có mức đầu tư thấp.

Hy vọng những thông tin mà Vựa Hải Sản cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu được “cua ăn gì để sống”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *